10

May

Xe nâng điện và những lỗi hư hỏng thường gặp

Xe nâng điện và những lỗi hư hỏng thường gặp

10/05/2022

Xe nâng điện là dòng xe nâng sử dụng nhiên liệu điện để giúp xe hoạt động tốt. Xe nâng điện nằm trong danh sách những loại xe tiết kiệm năng lượng, ít tiếng ồn, không gây ô nhiễm môi trường.

Với những ưu điểm kể trên, xe nâng điện được sử dụng nhiều nên trong quá trình sử dụng cũng không tránh khỏi những hỏng hóc, nếu không được khắc phục lỗi kịp thời thì sẽ làm giảm hiệu quả công việc và gây ra tổn hại lớn cho doanh nghiệp.

Dưới đây, TFV đã tổng hợp những lỗi hay mắc phải khi sử dụng xe nâng điện và các phương pháp để khắc phục những lỗi đó.

1. Lỗi về ắc quy xe nâng điện

2. Lỗi động cơ truyền động của xe

3. Các lỗi thường gặp khác

Lỗi về ắc quy xe nâng điện

1. Bình ắc quy nhanh hết điện

Bình ắc quy nhanh hết điện có nghĩa là bình ắc quy trước khi sử dụng đã được sạc đầy bình nhưng chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn, không đúng với số thời gian có thể sử dụng được của bình ắc quy.

Nguyên nhân chính: trong bình ắc quy có nhiều tạp chất, các tấm chắn bị lỏng và bị kết tủa.

Phương pháp khắc phục: Lau chùi và sục bình, thay dung dịch mới sau đó nạp lại điện cho đầy bình.

2. Ắc quy bị Sunfat hóa

Điều này được thể hiện rõ khi nhìn vào các đầu cực của ắc quy. Ắc quy bị sủi bọt trắng, các bản cực của ắc quy bị biến dạng.

Nguyên nhân chính: Do dung dịch trong bình quá ít, nồng độ dịch trong bình quá cao điều này khiến dung dịch mau sôi, nhưng nồng độ không đậm đặc hơn để giúp ắc quy cung cấp đủ điện cho xe hoạt động.

Phương pháp khắc phục: Châm thêm nước cất cho bình hoặc nạp lại bình ắc quy.

Lỗi động cơ truyền động của xe

1. Lỗi động cơ

Khi động cơ xe nâng điện xảy ra lỗi, để khắc phụ thì cần phải xác định chính xác lỗi, kiểm tra bộ phận lỗi và khắc phục bộ phận xảy ra lỗi bằng cách sửa chữa hoặc thay thế.

2. Lỗi hệ thống cơ điện tử trên xe nâng điện

Các lỗi có thể xảy ra trong hệ thống điện tử xe nâng điện chủ yếu liên quan đến Sensor, hệ thống điều khiển, chết bo mạch, ...

Cách khắc phục các lỗi này cần phải dựa theo sơ đồ mạch điện của xe, tìm ra các mã lỗi, sửa chữa và khắc phục nó.

Các lỗi thường gặp khác của xe nâng điện

1. Ắc quy không lưu điện và không đủ dung lượng.

Phương pháp sửa chữa: Kiểm tra bộ sạc ắc quy xem sạc có hoạt động bình thường hay không. Sau đó kiểm tra ắc quy xem ắc quy có xảy ra vấn đề gì không.

Khi đã xác định được lỗi thì chúng ta thực hiện sửa chữa và thay thế.

2. Cầu chì trong hộp phân phối điện của xe nâng điện bị nổ.

Phương pháp sửa chữa: Khi bị nổ cầu chỉ, bắt buộc phải thay cầu chì mới.

3. Đầu cọc đấu dây ắc quy lỏng lẻo, tiếp xúc kém dẫn đến sai nguồn.

Phương pháp sửa chữa: Siết chặt lại đầu cọc đấu dây ắc quy hoặc thay thế đầu cọc đấu dây

4. Phích cắm kết nối của bình điện và hộp phân phối điện của xe nâng điện bị lỏng.

Phương pháp sửa chữa: Kiểm tra và cắm lại phích cắm kết nối của bình điện và bộ phận phân phối điện. Nếu như vẫn không được thì cần kiểm tra lại phích cắm và tìm cách khắc phục lỗi.

5. Lỗi hư hỏng ở cần điều khiển số

Cần điều khiển số bị hỏng là do sử dụng không đúng quy trình, vận hành sai cách gây ra hỏng cần số. Khi sử dụng cần số chỉ cần sử dụng một lực nhỏ để điều khiển cần số giúp cần số hoạt động.

Nếu như sử dụng lực mạnh tác động lên cần số thì vòng ôm nhựa sẽ bị vỡ , gây ra hỏng cần số.

Khi cần số bị hỏng thì chúng ta cần phải sửa chữa và thay cần số mới.

6. Hệ thống nâng hạ của xe yếu, nâng không đúng vị trí, giảm áp lực nâng.

Phương pháp sửa chữa: Chúng ta cần kiểm tra hệ thống thủy lực của xe xem nó có hoạt động tốt không, sau đó kiểm tra dầu thủy lực trong bình chứa dầu có đủ để sử dụng xe không. Cần phải kiểm tra bộ phận lọc dầu thủy lực, nếu nó bị tắc thì cần phải có biện pháp thay thế. Cuối cùng là kiểm tra xylanh dầu có bị rò rỉ dầu hay không.

7. Xe nâng không thể di chuyển được

Phương pháp bảo dưỡng: Cần phải kiểm tra động cơ của hệ thống truyền động xem có hoạt động tốt hay không, nếu như bộ phận này hoạt động bình thường thì cần phải chuyển sang kiểm tra hộp số truyền động.

8. Động cơ chuyển động không được cung cấp năng lượng

Phương pháp bảo trì: Khi động cơ chuyển động không có đủ năng lượng để hoạt động thì chúng ta nên kiểm tra nguồn điện, công tắc tơ chính, bộ điều khiển, bộ tăng tốc, công tắc tơ đảo chiều, công tắc tơ rẽ nhánh, công tắc tơ tái sinh, cảm biến dòng điện, mô-đun, diode, bảng máy tính, v.v.

9. Không thể khởi động xe nâng và màn hình không hiển thị.

Phương pháp sửa chữa: Đầu tiên phải kiểm tra nguồn điện và công tắc tơ chính. Sau đó kiểm tra bo mạch chính có bình thường hay không, tiếp theo là đến bảng khởi động và phích cắm màn hình có bị lỏng không....

10. Hệ thống thủy lực không hoạt động

Phương pháp sửa chữa: Đầu tiên kiểm tra mô tơ thủy lực có hoạt động tốt không, sau đó kiểm tra mô-đun, bo mạch mô-đun, bo mạch chính, van nhiều chiều, bơm bánh răng thủy lực, v.v.

11. Hệ thống lái hoạt động không bình thường

Phương pháp sửa chữa: Trước tiên cần phải kiểm tra bộ phận bơm dầu lái, tiếp theo kiểm tra bộ mã hóa hướng, xi lanh trợ lực, sau đó kiểm tra bảng chính lái, cầu chì, công tắc lái, cảm biến hướng, hệ thống sâu lái, đầu bi lái và thanh giằng xem có bị lỏng và bị rơi ra hay không. Kiểm tra đĩa ba và ổ trục có bị hư hỏng hay không, khớp lái và chốt lái, ổ lăn kim, ổ trục mặt phẳng, v.v. có bị hư hỏng hay không, v.v.

Hiện nay, xe nâng điện được sử dụng tại thị trường Việt Nam thường đến từ các thương hiệu như Toyota, Komatsu, TCM, Linde... Sử dụng xe nâng điện dễ hơn so với sử dụng xe nâng dầu, các mã lỗi của xe sẽ được hiển thị rất rõ trên màn hình hiển thị của xe, nên người vận hành có thể dễ dàng sử dụng và sửa chữa hơn. Tại TFV Industries có cung cấp đầy đủ các dòng xe nâng điện đến từ nhiều thương hiệu khác nhau, các bạn có thể đến TFV để tham khảo.

Viết bình luận
Zalo TFV INDUSTRIES 0916929883