10

May

Vận hành và bảo dưỡng xe nâng điện đúng quy trình và an toàn

Vận hành và bảo dưỡng xe nâng điện đúng quy trình và an toàn

10/05/2022

Xe nâng điệnxe nâng động cơ đốt trong đều là dòng xe được sử dụng để nâng hạ và vận chuyển hàng hóa trong các nhà máy, công xưởng và doanh nghiệp. Tuy giống nhau về tác dụng nhưng khác nhau về quy trình vận hành và cách bảo trì bảo dưỡng xe.

Dưới đây TFV sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về quy trình vận hành và bảo dưỡng xe nâng điện an toàn và đúng cách.

Mục lục

1. Phương thức vận hành xe nâng điện

2. Các bước vận hành xe nâng điện an toàn

3. Những điều cần chú ý khi khởi động và vận hành xe nâng điện

4. Sau khi dừng xe cần chú ý những gì để đảm bảo an toàn

5. Cách bảo trì dành cho xe nâng điện

    5.1. Cách bảo trì cụm điều khiển điện tử

    5.2. Cách bảo trì ắc quy xe nâng điện

    5.3. Cách bảo trì bộ sạc ắc quy xe nâng điện

Phương thức vận hành xe nâng điện

Xe nâng điện khác với xe nâng động cơ đốt trong về tốc độ truyền động và hướng truyền động của xe, việc đó được thực hiện bằng cách thay đổi dòng điện và đổi chiều động cơ.

Vì vậy, xe nâng điện được điều khiển trực tiếp bằng chân ga, sử dụng công tắc hướng để thay đổi hướng lái của xe nâng. Phương thức hoạt động của các bộ phận như càng nâng và độ nghiêng của xe nâng điện giống như đối với động cơ đốt trong. 

Các dòng xe nâng điện có phương thức hoạt động gần giống nhau, nhưng nó khác nhau về cấu tạo và mẫu mã do được sản xuất từ nhiều thương hiệu khác nhau. Trong quá trình vận hành, nên vận hành theo đúng thông số kỹ thuật và trình tự vận hành để đảm bảo an toàn và đúng quy trình vận hành.

Các bước vận hành xe nâng điện an toàn

Trước khi vận hành xe nâng điện, để đảm bảo an toàn trong khi vận hành và sử dụng xe, chúng ta nên có các bước chuẩn bị.

Trước khi lái xe, người vận hành xe nên mặc trang phục bảo hộ lao động đúng theo quy định như quần áo, giày, mũ, các vật dụng cần thiết ...

Đối với xe nâng điện, trước khi vận hành xe, chúng ta cần phải kiểm tra các yếu tố sau.

1. Kiểm tra mức điện phân và trọng lượng riêng của ắc quy. 

- Chất lỏng của chất điện phân trong ắc quy không được thấp hơn dải phân cách. 

- Điện áp của ắc quy không được thấp hơn điện áp quy định và trọng lượng riêng của chất điện phân và trọng lượng riêng đã được quy định.

-  Khi điện trên đồng hồ hiển thị bảo vệ quá áp cần sạc kịp thời, vệ sinh và vặn chặt các khớp điện cực.

2. Kiểm tra đường dây điện, tất cả các mối nối của dây điện phải được kết nối chặt chẽ, công tắc và tay cầm phải ở vị trí dừng.

3. Kiểm tra cơ cấu lái, hệ thống lái của xe có linh hoạt và vướng mắc gì không

4. Kiểm tra thiết bị phanh. Phanh xe phải đảm bảo linh hoạt và nhạy bén.

5. Kiểm tra các vòng bi và các bộ phận liên quan, bôi mỡ để đảm bảo xe được chạy tốt và linh hoạt.

6. Kiểm tra hệ thống thủy lực của xe, đặc biệt là đường ống dẫn, khớp nối, xylanh dầu, van..Kiểm tra hệ thông thủy lực xem có bị rò rỉ dầu hay không.

7. Kiểm tra bộ phận giảm sóc, cơ cấu ép, xích nâng, giá nâng....có hoạt động tốt hay không

8. Tìm ra các lỗi, nguy cơ tiền ẩn gây ra mất an toàn trong khi vận hành xe.

Những điều cần lưu ý khi khởi động và vận hành xe nâng điện

Trước khi lái xe, người vận hành xe cần phải:

1. Kiểm tra vị trí xung quanh, lối đi, dọn dẹp các vật dụng có thể gây cản trở xe di chuyển.

2. Trình tự thao tác khi chuẩn bị vận hành xe:

Bước 1: Lên ghế lái, ngồi đúng tư thế

Bước 2: Đóng công tắc dừng khẩn cấp của xe

Bước 3: Thả lỏng công tắc chuyển hướng và chân ga

Bước 4: Mở khóa điện, nhả phanh tay

Bước 5: Sửa lại vị trí của chuyển hướng

Bước 6: Đặt chân vao chân ga, nhấn ga cho xe di chuyển và tăng tốc từ từ.

Lưu ý:

- Không đạp ga quá 20% khi chưa bật khóa điện

-Khi xe nâng không khởi động được vì các lỗi " trình tự hoạt động" " đạp cao", lỗi bảo vệ xảy ra. Thi phải tắt khóa điện và thực hiện lại trình tự hoạt động chính xác, lỗi sẽ được loại bỏ.

3. Không để xe ở tốc độ thấp trong thời gian dài

4. Không được di chuyển công tắc chuyển hướng trong khi lái xe, chỉ di chuyển khi xe dừng hẳn. Trong trường hợp cần phanh khẩn cấp thì phải tắt công tắc dừng khẩn cấp và khóa điện, đạp chân phanh, dừng xe ngay lập tức.

5. Gỉam tốc độ và bấm còi khi đi vào góc cua, đường dốc

6. Khoảng cách giữa 2 xe nâng trên cùng 1 hướng, cùng 1 cung đường ít nhất là 5 m. Không được chạy song song 2 xe với nhau.

7. Nếu như xe nâng được gắn thêm rơ móc, chiều cao xếp hàng của rơ móc không được quá 1.5 m tính từ đáy của xe và chiều rộng hai bên không quá 200 mm tính từ mép của rơ móc.

8. Nếu điện áp làm việc của ắc quy thấp hơn điện áp bảo vệ dưới điện áp phải ngừng hoạt động và sạc kịp thời

9. Trong khi lái xe, nếu có hiện tượng bất thường, cần phải dừng xe và khắc phục sự cố ngay lập tức.

Sau khi dừng xe, cần chú ý những gì để đảm bảo an toàn

- Dừng và đỗ xe ở nơi thích hợp, mặt sàn bằng phẳng, có mái che

- Cần kiểm tra, vệ sinh xe sau khi đã sử dụng xong

- Tắt toàn bộ khóa điện, công tắc dừng khẩn cấp, tắt công tắc đảo chiều, công tắc đèn, hạ càng nâng xuống đất.

- Vệ sinh và kiểm tra ắc quy,châm thêm nước cất, sạc ắc quy nếu như cần thiết

- Kiểm tra hệ thống thủy lực xe nâng xem có bất thường gì không

- Bảo dưỡng xe sau khi sử dụng.

Cách bảo trì xe nâng điện

1. Bảo trì cụm điều khiển điện tử

- Cụm điều khiển điện tử của xe nâng hàng được thiết kế sử dụng trong một phạm vi nhất định (đặc biệt là nhiệt độ cao). Nếu như xe nâng được sử dụng trong điều kiện môi trường bình thường thì nên làm nóng bộ điều khiển điện tử khoảng 30 phút trước khi đưa xe vào sử dụng.

- Không được để nước mưa hoặc các chất lỏng khác bắn vào bộ điều khiển. Không được sử dụng nước để rửa xe nâng điện, điều này sẽ làm cho chập hệ thống điện của xe.

- Cần đảm bảo các đầu nối được kết nối chặt chẽ, không bị hở.

- Khi sạc ắc quy, phải tách phích cắm của ắc quy ra khỏi phích cắm của thiết bị điều khiển. Luôn chú ý và cắm đúng phích cắm, tránh trường howjpcawsm nhầm gây cháy nổ và chập điện.

2. Bảo trì ắc quy xe nâng điện

- Ắc quy xe nâng cần được sạc kịp thời khi hết điện và sau thời gian sử dụng dài. Không nên sạc ắc quy với dòng điện lớn, sạc quá thời gian cho phép hoặc sạc ít thời gian hơn thời gian cho phép. Điều đó có thể làm giảm tuổi thọ của pin , giảm dung lượng và làm hỏng bản cực của ắc quy.

- Kiểm tra mức điện giải mỗi tuần 1 lần. Nếu như ở mức thấp quá sẽ làm phân tầng bên trong monome, vậy nên phải bổ sung dung dịch để duy trì chiều cao và mất độ chất điện phân bình thường.

- Lau chùi sạch sẽ bề mặt ắc quy bằng nước sạch. Nên sạc ắc quy ở vị trí thông thoáng và không gần những vật dụng có thể gây cháy nổ.

- Không nên để cách vật như sắt, mảnh vụn, bụi... rơi vào ắc quy. Điều này sẽ làm ắc quy phóng điện nhanh, gây đoản mạch bên trong pin.

- Trong quá trình sử dụng ắc quy cho xe nâng điện. Nếu điện áp của từng cell trong ắc quy không đồng đều và được sử dụng quá thường xuyên thì nên cân bằng và sạc ắc quy định kỳ để tránh trường hợp làm hỏng pin.

3. Bảo trì bộ sạc ắc quy

Bộ sạc ắc quy Lithium

Bộ sạc ắc quy Lithium

Sạc ắc quy xe nâng là dòng sạc chuyên dụng dùng để sạc ắc quy cho xe nâng. Sử dụng bộ sạc chuyên dụng giúp sạc nhanh hơn và không làm giảm tuổi thọ của bình.

Sạc ắc quy xe nâng cũng cần được bảo trì và bảo dưỡng giống như ắc quy của xe nâng.

Sử dụng sạc ắc quy cũng cần phải lưu ý những yếu tố:

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

- Sử dụng bộ sạc có điện áp tương thích với ắc quy

- Khi bộ sạc có vấn đề, cần được kiểm tra bởi người có chuyên môn và tay nghề để tránh xảy ra trường hợp không mong muốn.

Nếu như sử dụng và bảo trì bảo dưỡng đúng cách, thì sẽ giúp tăng tuổi thọ của xe và giúp nâng cao hiệu quả của công việc.

Viết bình luận
Zalo TFV INDUSTRIES 0916929883