20

May

Tìm hiểu về quy trình kiểm định xe nâng hàng ?

Tìm hiểu về quy trình kiểm định xe nâng hàng ?

20/05/2022

Quy trình kiểm định xe nâng được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Bao gồm 5 bước cơ bản: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị xe nâng, kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, kiểm tra kỹ thuật- thử không tải, kiểm tra các chế độ thử tải, xử lý kết quả kiểm định và ban hành giấy chứng nhận.

MỤC LỤC

1. Lý do phải thực hiện quy trình kiểm định xe nâng

2. Vậy khi nào thì cần kiểm định xe nâng?

3. Tìm hiểu về thời hạn kiểm định xe nâng

4. Những điều cần chuẩn bị trước khi kiểm định xe nâng

5. Quy trình kiểm định xe nâng cụ thể

1. Lý do phải thực hiện quy trình kiểm định xe nâng

Quy trình kiểm định xe nâng luôn cần được đảm bảo thực hiện đầy đủ và chính xác. Bởi việc này sẽ đem đến nhiều lợi ích cho người sử dụng như:

Kiểm định xe nâng nhằm đảm bảo an toàn

Kiểm định xe nâng nhằm đảm bảo an toàn

- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng, người vận hành.

- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong khi được vận chuyển lên xuống bằng xe nâng.

- Tuân thủ quy định về việc sử dụng các thiết bị xe nâng được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

- Đây là bằng chứng pháp lý cho các khách hàng và đơn vị bảo hiểm.

2. Vậy khi nào thì cần kiểm định xe nâng?

Việc kiểm định xe nâng sẽ diễn ra vào 3 thời điểm sau:

Kiểm định lần đầu: Khi mới mua xe nâng về, trước khi đưa vào sử dụng bạn phải tiến hành kiểm định an toàn. Nếu xe đạt được những yêu cầu mà pháp luật quy định về kiểm định xe nâng thì sẽ được cấp chứng nhận để có thể làm việc. Lưu ý, giấy chứng nhận này có thời hạn. Khi hết hạn, thiết bị phải đi kiểm định lần tiếp theo.

Xe nâng cần được kiểm tra định kỳ

Xe nâng cần được kiểm tra định kỳ

Kiểm định định kỳ: Theo quy định, những lần kiểm định định kỳ tiếp theo sau lần kiểm định đầu thường là 6 tháng đến 1 năm. Phụ thuộc vào mức độ sử dụng và giấy phép mà cơ quan kiểm định cấp phép trước đó. Không được để quá 3 năm mới kiểm định xe một lần.

Kiểm định khi có bất thường: Trong quá trình sử dụng, nếu xe nâng bị hư hỏng lớn thì chủ sở hữu phải khai báo và tiến hành kiểm định xe nâng 1 lần nữa. Kể cả là chưa hết hạn kiểm định. Trường hợp, các cơ quan chức năng yêu cầu kiểm tra xe thì đơn vị sử dụng cũng phải tuân theo.

3. Tìm hiểu về thời hạn kiểm định xe nâng

Quy trình kiểm định xe nâng khá phức tạp. Vậy thời hạn kiểm định loại xe này có lâu không? Thời gian cụ thể? Thiết bị xe nâng được Nhà nước quy định nghiêm ngặt về an toàn nên bắt buộc phải kiểm định. Thời hạn kiểm định xe nâng hàng và xe nâng người có sự khác nhau, cụ thể:

– Thời hạn kiểm định định kỳ xe nâng người là trong vòng 1 năm.

– Thời hạn kiểm định định kỳ xe nâng hàng là trong vòng 2 năm. Trường hợp, xe nâng hàng đã sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định sẽ là 1 năm.

4. Những điều cần chuẩn bị trước khi kiểm định xe nâng

Đơn vị sử dụng xe nâng hàng cần chuẩn bị những điều dưới đây, trước khi xe được tiến hành kiểm định:

Cần chuẩn bị trước khi kiểm định xe nâng

Cần chuẩn bị trước khi kiểm định xe nâng

– Người sử dụng xe nâng cần cho xe được nghỉ ngơi.

– Bố trí 1 tài xế để vận hành xe trong quá trình kiểm tra.

– Các loại giấy tờ liên quan đến lần kiểm định xe gần nhất.

– Cử người chứng kiến quá trình kiểm chứng, ký kết vào biên bản kiểm định và hiện trường. Tốt nhất là chủ sở hữu xe

– Nếu chủ sở hữu xe nâng không có mặt tại hiện trường thì có thể cử một người đại diện, để ký vào biên bản kiểm định.

5. Quy trình kiểm định xe nâng cụ thể

Như đã trình bày ở phần đầu bài viết, quy trình kiểm định xe nâng gồm 5 bước cơ bản. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết từng bước ngay sau đây.

Bước thứ nhất: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị

– Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng xe nâng.

– Kiểm tra nhật ký vận hành, bảo dưỡng, bảo trì và sử chữa xe nâng.

– Xem xét lại hồ sơ kiểm định xe lần trước, đối với xe nâng cũ.

Bước thứ 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

– Nhìn và xem xét việc ghi nhãn trên xe.

– Kiểm tra tình trạng kỹ thuật trên các bộ phận của xe. Bao gồm khung xe, thân vỏ, sàn, đối trọng, buồng lái, khung nâng, cơ cấu mang tải, xích nâng.

– Kiểm tra hệ thống thủy lực và hệ thống di chuyển như bánh xe, cầu xe.

– Kiểm tra và đánh giá độ an toàn của hệ thống phanh, đèn tín hiệu, gương, còi xe.

– Sử dụng cách siêu âm hoặc bột từ để xem xét các vết nứt trên khung nâng hay cơ cấu mang tải.

Bước thứ 3: Kiểm tra kỹ thuật thử không tải

Bước kiểm tra kỹ thuật – thử không tải này chỉ được thực hiện, sau khi 2 bước kiểm tra trên đạt yêu cầu theo quy định. Tiến hành thử không tải để kiểm tra xem hoạt động của hệ thống thủy lực, hệ thống tín hiệu, hệ thống phanh và hệ thống di chuyển như thế nào, có đảm bảo không?

Bước thứ 4: Thực hiện các chế độ thử tải

– Thử tải kỹ thuật bằng cách thử tải tĩnh ở tải mức 125% SWL và thử tải động ở mức 110%SWL.

– Kiểm tra phanh tay ở mức 100% SWL, trên một đoạn đường có độ dốc ít nhất là 20% trong thời gian 60 giây.

Bước thứ 5: Xử lý kết quả kiểm định và cấp giấy chứng nhận

Các bước kiểm định xe nâng phải được thực hiện theo tuần tự và đúng kỹ thuật. Để đảm bảo rằng, thiết bị có đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn hay không. Trường hợp, phát hiện ra hỏng hóc thì phải đem đi sửa chữa ngay.

Trên đây là quy trình kiểm định xe nâng mà các bạn nên nắm rõ, để có thể thực hiện đúng. Nếu còn điều gì thắc mắc về các thiết bị xe nâng hàng hãy liên hệ đến TFV để được tư vấn chi tiết.

Viết bình luận
Facebook TFV INDUSTRIES Zalo TFV INDUSTRIES Messenger TFV INDUSTRIES 0916929883