Sản phẩm trong giỏ hàng
-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
May
Mã lực là đơn vị dùng để chỉ công suất và là thông số quan trọng khi tìm hiểu về động cơ xe nâng hàng. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về mã lực cũng như cách quy đổi mã lực sang W, kW chuẩn nhất.
MỤC LỤC
1. Mã lực là gì? Nguồn gốc của mã lực
3. Ý nghĩa và cách quy đổi mã lực
4. Cơ chế hoạt động (cách mã lực đo công suất)
Định nghĩa: Mã lực là từ viết tắt của HP – horsepower là một đơn vị dùng để chỉ công suất. Nó được định nghĩa là công cần thiết để nâng một khối lượng 75kg lên cao 1 mét trong thời gian 1 giây hay 1HP = 75 kg·m/s.
Mã lực là thuật ngữ lần đầu được nhà phát minh Thomas Savery nhắc đến trong cuốn sách có tựa đề The Miner’s Friend (1702), nguyên văn: “Sự phát triển của động cơ hơi nước cho chúng ta một lý do để so sánh năng suất của ngựa với động cơ có thể thay thế chúng”.
Tìm hiểu mà lực là gì ?
Sau đó, ý tưởng này đã được James Watt sử dụng để đưa động cơ hơi nước ra ngoài thị trường. Đến tận cuối thế kỷ XVIII, kỹ sư James Watt người Scotland đã so sánh sức mạnh của động cơ hơi nước với sức kéo của ngựa.
Đến nay, khái niệm này được mở rộng và sử dụng phổ biến hơn. Chúng được sử dụng như thước đo công suất của các loại động cơ đốt trong, động cơ điện, máy móc,…
Mã lực hiện đang được sử dụng trong nhiều ngành với những loại khác nhau. Trong đó, một số loại phổ biến hiện nay phải kể đến như:
Có rất nhiều loại mã lực khác nhau
- Mã lực cơ học – viết tắt là HP(I): Đây là đơn vị công suất dùng để đo sản lượng của máy động cơ và motor.
- Mã lực điện – viết tắt là HP(E): Loại mã lực này dùng để đo sản lượng của máy móc điện và động cơ.
- Mã lực nồi hơi – viết tắt là HP(S): Đây là loại mã lực sử dụng để đo công suất của lò hơi tạo ra hơi nước. Thông thường, 1 mã lực nồi hơi chính bằng tỷ lệ năng lượng nhiệt cần để làm bay hơi 34,5lb nước ngọt tại mức nhiệt 212 độ F trong thời gian 1h.
Mã lực thường được sử dụng để đo công suất của các loại máy móc, thiết bị, chẳng hạn như ô tô, xe máy, điều hòa, máy lạnh… Đây là ý nghĩa chính của mã lực. Vì vậy, chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng với động cơ của các loại thiết bị.
Cách quy đổi 1 mã lực sẽ có giá trị chính xác = 745,69987158227022 Watt.
Tuy nhiên, trên thực tế ở mỗi quốc gia thì sai số và quy đổi mã lực sang đơn vị W hay KW cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, chúng sẽ có giá trị nằm trong khoảng từ 0,735kW đến 0,746kW.
Ví dụ như: Ở Pháp, 1 mã lực = 0,736kW = 736W nhưng ở Anh thì 1 mã lực = 0,746kW = 746W.
Mã lực theo hệ mét – viết tắt là HP(M): Được sử dụng phổ biến nhất, là công cần thiết để nâng một vật có khối lượng 75kg với tốc độ 1m/giây. Ở mỗi quốc gia, mã lực này lại có những tên gọi khác nhau, điển hình như: PS (Đức), CV (Pháp), pk (Hà Lan), ks, ch, hay không.
Bảng quy đổi mã lực:
Phân loại |
Mã lực cơ học |
Mã lực hệ mét |
Mã lực điện |
Mã lực nồi hơi |
Mã lực thuỷ năng |
Mã lực không khí |
Ký hiệu |
HP (I) |
HP (M) |
HP (E) |
HP (S) |
||
Quy đổi về đơn vị Watt tương ứng 1 mã lực |
745,69987158227022 W |
735,49875 W |
746W |
9812,5W |
745,69987158227022W |
745,69987158227022 W |
Bên cạnh những mã lực kể trên thì còn một số đơn vị mã lực khác được biến thể như:
- Mã lực thuế (tax horsepower): Là một đánh giá phi tuyến tính của xe cơ giới vì mục đích thuế.
- Mã lực thanh kéo: Chính là sức mạnh đầu máy để di chuyển xe lửa hay máy kéo trong nông nghiệp.
- Mã lực RAC (sử dụng ở Anh, phổ biến trong thế kỷ XX).
Để nắm rõ cách mã lực đo công suất động cơ và cơ chế hoạt động của chúng như thế nào thì cần nắm rõ bản chất của mã lực. Bởi chúng là đơn vị dùng để đo công suất động cơ nên chúng được tính dựa vào tỷ lệ sinh công của động cơ.
Mã lực được tính bằng lực momen xoắn nhân với RPM (RPM là viết tắt của Revolutions per minute. Điều này có nghĩa là số vòng quay mỗi phút, đơn vị vòng/phút. Theo đó, momen dùng để đo lường tốc độ hoạt động của động cơ (tức là chuyển động của xe máy).
Mã lực là thông số quan trọng trong động cơ
Với mã lực của xe máy có thể được tăng lên thông qua các kỹ thuật khác nhau, ví dụ điển hình như điều chỉnh tỷ số truyền để sử dụng momen xoắn hiệu quả hơn. Chính vì vậy, khi hiểu rõ bản chất của mã lực cũng như momen và mã lực trên động cơ xe sẽ giúp người dùng có thể lựa chọn công suất danh định động cơ phù hợp với nhu cầu, đáp ứng công việc một cách tốt nhất.
Có thể nói mã lực chính là một trong những thông số quan trọng để người mua có thể cân nhắc đưa ra lựa chọn loại xe phù hợp. Mã lực thể hiện trực tiếp hiệu suất hoạt động của động cơ. Với loại xe nhất định, khi động cơ có nhiều mã lực hơn và nhiều momen xoắn hơn thì sẽ có khả năng tăng tốc nhanh hơn. Trường hợp ngược lại, với động cơ có mã lực thấp hơn sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn đổi lại khả năng tăng tốc chậm hơn.
Khi chọn mua xe nâng hàng thì người dùng cần quan tâm đến công suất động cơ (cụ thể là mã lực của động cơ). Khi đọc thông số mã lực của động cơ có thể nắm rõ được công suất hoạt động thực tế của xe. Điều này giúp người dùng có thể cân nhắc lựa chọn loại xe nâng phù hợp, đáp ứng nhu cầu nâng hạ và di chuyển hàng hoá ở ngành nghề nhất định.
Công suất trên các sản phẩm xe nâng hàng rất quan trọng
Hy vọng với những chia sẻ trên của xe nâng TFV sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về mã lực, từ đó lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu có thắc mắc, bạn hãy liên hệ ngay đến TFV để được hỗ trợ !