10

May

Hướng dẫn tự bảo trì, bảo dưỡng xe nâng tay tại chỗ

Hướng dẫn tự bảo trì, bảo dưỡng xe nâng tay tại chỗ

10/05/2022

MỤC LỤC

1. Những lỗi và nguyên nhân gây hư hỏng xe nâng tay ?

2. Cách bảo trì xe nâng tay

3. Quy trình bảo dưỡng xe nâng tay hiệu quả nhất

4. Địa chỉ cung cấp xe nâng tay uy tín hàng đầu Việt Nam

Nếu bạn là chủ nhân của chiếc xe nâng tay kéo hàng pallet, thì việc bảo trì xe nâng tay định kỳ không còn là quá mới mẻ nữa. 

Bảo trì xe nâng tay hay bất cứ dòng xe nâng hàng nào đi nữa. Nó đều yêu cầu phải được tiến hành thường xuyên theo chu kỳ. Có như vậy tuổi thọ xe mới cao, chất lượng mới tốt, hiệu quả đem lại mới nhiều được. Bảo dưỡng xe nâng tay không phải là khó, cái khó là bạn phải hiểu được vấn đề mà nó đang gặp phải.

Chúng ta cần bảo trì xe tay thường xuyên

Chúng ta cần bảo trì xe tay thường xuyên

Không phải chỉ nói đến việc bảo trì bảo dưỡng xe nâng là làm nó hoạt động tốt hơn, trơn tru hơn…Mà còn là khắc phục sự cố, là sửa chữa xe nâng, là thay thế phụ tùng xe nâng.

Vậy thì những vấn đề đó là gì? Cách khắc phục và làm mới nó thế nào?

1. Những lỗi và nguyên nhân gây hư hỏng xe nâng tay ?

Cứ sau một tháng, hoặc vài ba tháng sử dụng xe. Bạn nghe thấy tiếng kêu lạ, bạn nhận thấy nó nâng hạ yếu ớt, kéo hàng di chuyển nặng nề…

Đây là lúc bạn sửa chữa chứ không còn là bảo trì xe nâng nữa.

Trong bài viết này, Xe nâng TFV sẽ nêu ra 2 vấn đề chính:

- Một là các lỗi phổ biến ở xe nâng tay.

- Hai là hướng dẫn cách bảo dưỡng xe nâng tay đơn giản nhất.

Nếu bạn tìm hiểu kỹ hơn, bạn có thể tự mình bảo dưỡng tại xưởng mà không cần thuê thợ đấy.

Lỗi bơm không lên, hạ không xuống, bơm lên tự hạ xuống…

Những lỗi trên đa phần sẽ do bơm thủy lực gây ra. Nếu muốn phục hồi bơm thủy lực thì phải hiểu cấu tạo bơm là thế nào.

Bơm thủy lực bao gồm:

- Ty lớn, ty nhỏ, lò xo thủy lực, phốt thủy lực (phốt ben, phốt bụi), sin, dầu thủy lực, van xả…

- Việc nâng hạ không được có thể do bộ phốt thủy lực đã bị mòn. Dầu thủy lực xì ra ngoài, ty bơm bị trầy xước trong quá trình sử dụng.

Hoặc cũng có thể do một vài nguyên nhân như:

- Thanh truyền xe nâng tay bị cong. Nếu là xe mới thì khả năng thanh truyền bị lắp ngược. Cốt thanh truyền bị gẫy…

- Càng cua và cốt càng cua bị cong ở trục giữa.

- Bánh xe hoặc cùm bánh xe bị kẹt.

Lỗi xe nâng tay kéo hàng nặng nề, kéo không đi.

Bạn chắc sẽ hiểu các cơ cấu ảnh hưởng đến tính di chuyển của xe nâng. Ở dòng xe nâng tay, có 2 cơ cấu chính đó là bạc đạn và bánh xe.

Bánh xe bị mòn, nứt vỡ hay bong tróc lớp PU sẽ làm quá trình kéo hàng bị chậm lại. Tạo độ rung lắc lớn, gây xước sàn nhà, gây tiếng động lớn khi di chuyển.

Tương tự như bạc đạn, nếu ổ bi đã hỏng, bạn khó mà kéo xe đi được. Hoặc đi được nhưng rất tốn sức, tiếng kêu ken két phát ra từ ổ bi khó nghe lắm đấy.

Nếu bạn vẫn chưa nghĩ ra được cách khắc phục các vấn đề trên. Gọi cho xe nâng TFV để được tư vấn kỹ hơn nhé.

2. Cách bảo trì xe nâng tay

Hãy nói về lợi ích của việc bảo dư ỡng xe nâng định kỳ:

- Tăng chất lượng của xe, tăng tuổi thọ sử dụng và hiệu quả công việc của bạn.

- Giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí cho khắc phục lỗi sự cố hư hỏng. Nếu bạn không bảo trì xe nâng tay thường xuyên, các lỗi sẽ dần lớn lên, sự hư hỏng ngày càng nặng và bạn sẽ thấy hối hận về điều đó.

- Việc sửa chữa bảo dưỡng xe nâng tay sẽ giúp kịp thời phát hiện các chi tiết bị lỗi. Từ đó ngăn chặn sự lan truyền sang các cụm chi tiết khác.

- Quan trọng là tạo cho bạn cảm giác an tâm và thoải mái khi làm việc vì xe đang ở trạng thái tốt nhất.

Thời gian bảo trì xe nâng tay

Theo bạn, bao lâu thì bảo dưỡng bả o trì 1 lần? Hoặc là 3 tháng, có người là 6 tháng, nhưng cũng có thể là hàng tháng…

Dù là thời gian bao lâu, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên chăm sóc kỹ cho thiết bị của mình.

Càng bảo dưỡng xe tốt chừng nào, càng mang lại nhiều lợi ích cho bạn chừng đó.

3. Quy trình bảo dưỡng xe nâng tay hiệu quả nhất

- Bước 1: Kiểm tra chất lượng bơm thủy lực.

Châm thêm dầu thủy lực nếu thấy hụt dầu. Thay bộ phốt thủy lực nếu có dấu hiệu xì nhớt ra ngoài.

- Bước 2: Kiểm tra các nấc tay cầm.

Vặn khóa lại vít ở xích van xả nếu thấy bóp hạ càng xuống chậm.

- Bước 3: Kiểm tra tốc độ di chuyển của xe.

Nếu nghe tiếng động lạ ở bánh xe, hãy tra thêm nhớt. Nếu nghe tiếng ổ bi đã vỡ, mua bạc đạn xe nâng tay để thay thế. Nếu bánh xe PU đã nứt vỡ hoặc quá mòn. Hãy thay thế bánh xe ngay.

- Bước 4: Kiểm tra độ cao và cân bằng của 2 càng nâng.

Nếu thấy càng xe nâng tay bên cao bên thấp. Hãy bên cùm bánh xe có bị kẹt hay không. Nếu lỗi là do thanh truyền ở phía dưới càng bị cong, hãy thay thế nó.

Bước 5: Tra nhớt lại tất cả các khớp nối để xe vận hành được êm ái hơn.

4. Địa chỉ cung cấp xe nâng tay uy tín hàng đầu Việt Nam

Công ty TNHH TFV Industries với hơn 10 năm kinh nghiệp trong ngành thiết bị nâng hạ, tự hào là nhà cung cấp các dịch vụ xe nâng uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi có tất cà các dịch vụ về xe nâng mà các bạn cần.

Các sản phẩm xe nâng tay đa dạng từ xe nâng tay thấp, xe nâng tay cao đến các loại xe nâng tay chạy điện. Tải trọng đa dạng từ 1.2 tấn đến 5 tấn.

Hãy nhanh tay đến TFV để lựa chọn cho doanh nghiệp của mình những sản phẩm xe nâng tay giá ưu đãi nhất hôm nay!

Viết bình luận
Zalo TFV INDUSTRIES 0916929883