Sản phẩm trong giỏ hàng
-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
May
Dung dịch làm mát là gì, chúng có cấu tạo như thế nào, và tại sao phải sử dụng dung dịch làm mát có các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong. Đây là câu hỏi của rất nhiều tài xế, người vận hành các phương tiện như xe ô tô, xe nâng hàng.... Chính vì vậy trong bài viết này TFV sẽ cùng các bạn tìm hiểu một cách chi tiết và đầy đủ về dung dịch làm mát nhé.
MỤC LỤC
2. Thành phần của dung dịch nước làm mát gồm những gì ?
3. Những lưu ý khi dụng nước làm mát
4. Cách phân loại của dung dịch làm mát
5. Kết luận về chủ đề dung dịch nước làm mát
Đối với hầu hết các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong điều cần có các dung dịch làm mát. Một số loại phương tiện phổ biến như, ô tô, xe máy, xe nâng hàng,… ngoài việc được tích hợp hệ thống làm mát bằng gió sẽ có thêm két nước làm mát. Dung dịch làm mát sẽ lấy đi phần nhiệt độ bộ mà xilanh tạo ra trong quá trình đốt nhiên liệu, sau đó tản nhiệt ra ngoài . Vậy dung dịch làm mát là gì chúng có đặc điểm như thế nào, và ứng dụng của chúng trong thực tiễn ra sao, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Dung dịch làm mát động cơ xe nâng
Dung dịch làm mát hay nước làm mát là một hỗn hợp của Ethylene Glycol (hoặc propylene glycol), nước và các phụ gia khác. Dung dịch làm mát được sử dụng với nhiệm vụ chính là làm mát động cơ, giữ cho nhiệt độ làm việc của động cơ không vượt quá mức cho phép. Ngoài ra dung dịch làm mát còn giữ cho các chất bôi trơn không bị biến tính, gây bó kẹt động cơ.
Bạn có thể thấy có rất nhiều loại nước làm mát khác nhau được bán trên thị trường. Tuy vậy, thành phần chính của dung dịch làm mát bao gồm: Chất chống đóng băng Glycol, hỗn hợp chất chống tạo cặn, ăn mòn, các loại phụ gia, chất tạo màu và nước cất.
Khi tìm hiểu về khái niệm dung dịch làm mát là gì bạn sẽ thấy có một chất xuất hiện trong công thức là chất Ethylene Glycol, hoặc propylene glycol, chống gỉ. Vậy những chất này là gì và ứng dụng của chúng ra sao trong dung dịch làm mát.
Nước làm mát chưa nhiều thành phần khác nhau
Là một chất hóa học có công thức (CH2OH)2. Đây là chất hóa học có đặc tính không màu, không mùi, vị ngọt, có tính độc. Trong thực tế Ethylene Glycol có 2 ứng dụng bao gồm làm sợi polyester, hoặc làm chống đông. Với dung dịch làm mát chất này được sử dụng làm chất chống đông. EG tinh khiết đóng băng ở −12°C nhưng khi trộn với nước, hỗn hợp mới tạo thành có nhiệt độ đóng băng thấp hơn nhiều lần. VD: dung dịch EG và 40% nước đóng băng ở −45°C ~ −48°C. Ngoài ra chúng cũng ngăn không cho nước sôi ở nhiệt độ cao.
Cũng tương tự như Ethylene Glycol với công thức hóa học C2H4 (OH)2. Chúng cũng tồn tại ở dạng lỏng, không mùi và tan trong nước. Chúng thường được sử dụng trong các hệ thống làm ấm, tản nhiệt, với công dụng chính là một chất mang nhiệt.
Là chất chiếm tỉ trọng nhiều nhất trong dung dịch làm mát, chúng là nước cất. Nhiệm vụ chính là truyền nhiệt và tản nhiệt từ đó làm mát động cơ. Lượng nước cất bên trong dung dịch làm mát thường được pha chế với tỉ lệ khoảng 60%
Chống rỉ sét động cơ, Tùy theo chất liệu sử dụng trong các loại động cơ và linh kiện mà người ta sử dụng các loại chất chống gỉ khác nhau. Đây cũng là điểm khác biệt giữa các dung dịch làm mát dành cho các loại động cơ khác nhau.
Là chất được thêm vào dung dịch làm mát động cơ. Chúng có tác dụng tạo ra màu sắc phân biệt với các loại nước khác. Một số màu sắc thường được sử dụng của dung dịch làm mát như: Màu xanh lá cây, đỏ, xanh nước biển,… Màu sắc sử dụng cho dung dịch làm mát cũng có quy định riêng của nó: Màu xanh lá cây là dung dịch làm mát thông thường, dung dịch màu cam đại diện cho thời gian sử dụng dài hơn.
Tùy vào nhu cầu sử dụng và đặc tính của các loại phương tiện mà người ta có thể thêm vào dung dịch làm mát một số loại phụ gia như: Chất phát quang nhằm phát hiện các rò rỉ của hệ thống làm mát.
Trong quá trình sử dụng dung dịch làm mát, bạn cần đặc biệt lưu ý đến một số vấn đề như sau:
- Không tự ý pha chế dung dịch nước làm mát, nếu không thực sự hiểu rõ về chúng, cũng như có các công cụ đo đạc chuyên dụng.
- Dung dịch làm mát có tính độc do chứa EG. Đây là một chất có vị ngọt nhưng độc, chúng gây ra triệu chứng nôn mửa, đau bụng, đau đầu, mất ý thức.
- Không sử dụng dung dịch này để uống hoặc nếm thử, không xả thải dung dịch một cách bừa bãi.
Sử dụng nước làm mát cần một vài lưu ý
- Sử dụng dung dịch làm mát của đơn vị cung cấp uy tín là điều cần thiết. Bởi lẽ dung dịch làm mát có giá cực kỳ rẻ, chỉ vài chục nghìn, bạn nên lựa chọn các loại dung dịch làm mát phù hợp và đúng với khuyến cáo dành cho động cơ của bạn.
- Nếu thấy phương tiện của mình cảnh báo quá nhiệt, hãy ngay lập tức kiểm tra hệ thống làm mát như: Quạt gió, nước làm mát, cửa lùa,… Nếu dung dịch làm mát ít hơn mức quy định hãy tìm cách bổ sung càng sớm càng tốt.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu, và loại nước làm mát khác nhau. Tuy vậy hầu hết chúng đều có tỉ lệ 60:40 (nước : EG). Để giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình mẫu dung dịch làm mát phù hợp chúng tôi chia dung dịch làm mát thành 2 loại bao gồm: dung dịch đậm đặc và dung dịch pha sẵn.
Dung dịch nước làm mát có nhiều loại khác nhau
Dung dịch làm mát pha sẵn là dung dịch đã được pha chế theo tỉ lệ tiêu chuẩn giữ nước và EG, chúng cũng được bổ sung các loại phụ gia, được đóng chai theo dung tích của hệ thống làm mát. Các dung dịch làm mát pha sẵn (ready mix) vô cùng thông dụng, bạn chỉ cần mua về và thêm vào hệ thống làm mát trên xe là xong.
Dung dịch làm mát đậm đặc là loại dung dịch có độ đặc cực cao chỉ chứa 5% nước. Khi bạn mua loại dung dịch này về bạn phải tiến hành pha chế với nước cất theo tỉ lệ quy ước. Tùy theo loại phương tiện, và động cơ mà sẽ có tỉ lệ pha chế khác nhau. Trong đó 2 tỉ lệ pha chế phổ biến bao gồm: 1:1 và 2:1 tức là 1 nước cho 1 lượng dung dịch, và 2 nước cho 1 lượng dung dịch.
Là loại dung dịch làm mát đậm đặc, chúng sẽ được pha chế với tỉ lệ 1:1. Dung dịch làm mát này cần được thay thế khi phương tiện di chuyển với quãng đường 80.000km cho lần đầu tiên và 40.000 với những lần tiếp theo. với các phương tiện như xe nâng, máy phát người sử dụng nên quan sát thường xuyên, và thay thế mỗi 2 năm sử dụng.
Đây là dung dịch làm mát pha sẵn, chúng có thời gian sử dụng lâu hơn so với các loại dung dịch làm mát khác. Giá thành của loại dung dịch này có thể cao hơn đôi chút, nhưng nó xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra. Dung dịch làm mát này cần được thay sau mỗi 160.000km đầu tiên và 80.000km tiếp theo.
Như vậy chúng tôi vừa cùng các bạn tìm hiểu về chủ đề dung dịch làm mát là gì. Theo đó dung dịch làm mát hay nước làm mát là khái niệm để chỉ một loại dung dịch với thành phần chính là nước cất và Ethylene Glycol (hoặc propylene glycol), cùng một số loại phụ gia khác. Dung dịch này được sử dụng với nhiệm vụ làm mát các loại động cơ đốt trong. Dung dịch được bổ sung các chất phụ gia nhàm chống ăn mòn hệ thống làm mát, chống đóng băng hoặc bay hơi nước làm mát. Dung dịch làm mát được chia làm 2 loại chính gồm: Dung dịch làm mát pha sắn, và dung dịch làm mát đậm đặc.
Khi sử dụng dung dịch làm mát cho phương tiện của mình bạn cần lưu ý không sử dụng các loại nước thông thường thay thế nước làm mát. Đồng thời bổ sung và thay thế nước làm mát định kỳ cho phương tiện hoặc thiết bị của mình. Có như vậy thiết bị của bạn mới có độ bền cao, hoạt động bền bỉ và mạnh mẽ.
Hy vọng với những chia sẻ của TFV sẽ giúp ích được cho quý khách hàng. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ đến TFV để được hỗ trợ !