09

May

Cách bảo dưỡng hệ thống thủy lực xe nâng hàng

Cách bảo dưỡng hệ thống thủy lực xe nâng hàng

09/05/2022

Hệ thống thủy lực của xe nâng hàng là hệ thống truyền động được tạo ra từ việc tác dụng điện năng hoặc cơ năng lên bơm thủy lực và sinh ra áp suất lên chất lỏng (dầu nhớt hoặc hóa chất...) tạo thành hệ thống tuần hoàn khép kín giúp cho thiết bị hoạt động tốt.

Việc bảo dưỡng hệ thống thủy lực của xe nâng hàng là công việc tương đối là đơn giản nhưng lại rất cần thiết vì nó có ảnh hưởng lớn đến hoạt động và hiệu quả cũng như tuổi thọ của hệ thống thủy lực.

1. Cấu tạo hệ thống thủy lực

2. Các bước vệ sinh và bảo dưỡng hệ thống thủy lực

Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về hệ thống thủy lực

Cấu tạo của hệ thống thủy lực

Hệ thống thủy lực xe nâng hàng được cấu tạo từ 4 bộ phận chính:

- Xi lanh thủy lực hay còn gọi là động cơ thủy lực tuyến tính. Nó được hoặt động bởi 1 pittong di chuyển trong đường ống do tác động của áp suất từ chất lỏng

- Motor thủy lực hay còn gọi là động cơ thủy lực hướng tâm, các chất lỏng xoay quanh trục làm quay các ổ bánh xe trên các thiết bị

- Bơm thủy lực tạo ra áp lực bằng cách di chuyển chất lỏng qua hệ thống tạo ra lưu lượng. Từ đó biến năng lượng cơ thành điện thủy lực

- Van thủy lực được chia thành 3 loại : Van điều khiển hướng, điều khiển lưu lượng và điện áp.

Các bước vệ sinh và bảo dưỡng hệ thống thủy lực

Để bảo dưỡng hệ thống thủy lực một cách tốt nhất thì chúng ta cần phải thực hiện theo đúng quy trình và có thể thực hiện theo các bước sau. 

Hệ thống thủy lực xe nâng hàng

Bước 1: Vệ sinh, kiểm tra hệ thống thủy lực

- Kiểm tra và làm sạch bụi trên bề mặt hệ thống thủy lực

- Kiểm tra các mối nối, các bề mặt liên kết của các linh kiện điện tử. Khi các mối nối bị lỏng, bị rò rỉ thì cần phải vặn chặt lại nhưng không nên vặn quá chặt, khi vặn quá chặt sẽ làm biến dạng và tăng rò rỉ tại các mối nối.

Bước 2: Kiểm tra lượng dầu trong bình nhiên liệu

- Kiểm tra thường xuyên mức dầu trong bình chứa nhiên liệu của xe nâng. Lượng dầu trong bình chứa phải ở giữa vị trí giới hạn trên và dưới của que thăm dầu. Trong trường hợp thiếu dầu, thì nên đổ thêm để xe có thể hoạt động tốt hơn.

Lưu ý khi lựa chọn dầu thủy lực:

- Không được dùng dầu cơ học thay cho dầu thủy lực

- Không được trộn lẫn hai loại dầu thủy lực với nhau

Bước 3: Kiểm tra mức độ nhiễm bẩn của dầu

Chất lượng của dầu thủy lực sử dụng cho xe nâng hàng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của xe. Nên thường xuyên kiểm tra độ nhiễm bẩn của dầu để có phương pháp xử lý và thay dầu thủy lực.

Có nhiều phương pháp để kiểm tra xem dầu thủy lực có bị bẩn hay không:

- Có thể kiểm tra bằng mắt thường: Có thể quan sát bằng mắt để xem mức độ đậm nhạt của dầu.

Màu sắc của dầu thủy lực xe nâng hàng

Màu sắc của dầu thủy lực xe nâng hàng

+  Màu sắc của dầu nhạt hơn hoặc bị đổi màu thì có thể dầu đã được pha trộn với dầu tái sinh ( để xác định chính xác hơn thì nên kiểm tra lại độ nhớt của dầu)

+ Màu sắc của dầu đậm hơn hoặc chuyển sang màu đen, điều này thể hiện dầu đã bị nhiễm tạp chất hoặc bị biến chất. Nguyên nhân gây ra việc này có thể là do lọc dầu bị hỏng khiến cho bụi bẩn bị nhiễm vào trong quá trình sử dụng.

+ Màu sắc của dầu bị vẩn đục, điều này cho thấy dầu đã bị hỏng và cần phải thay dầu mới.

+ Nếu như màu sắc của dầu không có nhiều thay đổi nhưng vẫn có vẩn đục, không trong suốt thì có thể dầu trong dầu có lẫn cả nước.

- Có thể kiểm tra lượng nước trong dầu thủy lực

Có thể sử dụng ống thủy tinh đường kính 15mm dài 150mm, đổ dầu thủy lực vào ống thử cho tới độ cao 50mm, sau đó lắc mạnh dầu mẫu ở trong ống, dùng kẹp ống để kẹp ống thử chứa dầu mẫu và hở trên đèn cồn để tăng nhiệt độ.

Nếu không có âm thanh phát ra thì chứng tỏ dầu không chứa nước, nếu phát ra âm thanh liên tục trong khoảng 30 giây thì trong dầu chứa lượng nước nhỏ hơn 0,03%, Nếu âm thanh kéo dài khoảng 40 giây thì trong dầu đang có khoảng 0,05% - 0,10%, khi đó chúng ta nên thay dầu mới cho xe hoặc có thể xem xét phương pháp tách nước ly tâm để giúp xe hoạt động tốt hơn.

- Kiểm tra độ nhớt trong dầu thủy lực

Độ nhớt của dầu là một trong những yếu tố quyết định chất lượng của dầu là tốt hay không tốt. Để kiểm tra độ nhớt của dầu, cần phải kiểm tra độ nhớt ban đầu từ hãng sản xuất, sau đó kiểm tra độ nhớt của dầu mình đang sử dụng. Rồi đem so sánh hai loại dầu đó với nhau. Khi đó chúng ta sẽ quyết định có nên thay dầu thủy lực hay không.

Bước 4: Làm sạch bình xăng trước khi thay dầu thủy lực

Làm sạch bình xăng là để loại bỏ tất cả các cặn bẩn, rỉ sét, các chất cặn còn đọng lại trong bình nhiên liệu khi dầu bị biến chất. 

Khi thay dầu, mở nút vặn ở đáy bình để xả dầu. Tháo nắp vệ sinh bình xăng và lau sạch đáy bình, Khi lau không nên sử dụng khăn bông, nên sử dụng miếng bọt biển để lau. Lấy bộ lọc dầu ra khỏi thùng dầu và ngâm trong dầu hỏa ( nếu có thể thì ngâm 12 tiếng)

Bước 5: Xả hết số dầu còn lại trong hệ thống thủy lực.

Số dầu còn lại trong hệ thống thủy lực chứa nhiều cặn bẩn. Để xử lý số dầu đó, có thể sử dụng phương pháp xối dầu, khi xả có thể bơm dầu tẩy rửa vào bình chứa dầu, dầu tẩy rửa sẽ được tuần hoàn trong toàn bộ hệ thống thủy lực khoảng 20 phút để toàn bộ dầu bẩn được xả lại thùng dầu, khi đó số dầu cặn còn sót lại sẽ được tẩy rửa hoàn toàn.

Viết bình luận
Zalo TFV INDUSTRIES 0916929883